Lực lượng này được gọi là “Những người đàn ông xanh bé nhỏ” của Trung Quốc - lực lượng dân quân biển gồm hàng trăm tàu và hàng nghìn thuỷ thủ.
Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận sự hiện diện của đội quân này khi bị chất vấn và chỉ gọi đó là “dân quân biển”. Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây cho rằng cái gọi là dân quân biển này thực chất là một phần không thể tách rời trong nỗ lực thực thi các yêu sách chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông.
CNN dẫn lời các chuyên gia nói, các con tàu được sơn màu xanh và thuỷ thủ đoàn của nó (được cho là do Quân đội Trung Quốc kiểm soát và tài trợ) có thể nhanh chóng đưa sự hiện diện lớn của Trung Quốc tới quanh các bãi đá ngầm và đảo tranh chấp.
Lực lượng dân quân trên đã trở thành tiêu đề của nhiều bài báo vào tháng trước khi hơn 200 tàu cá Trung Quốc tập trung quanh Đá Ba Đầu (tên tiếng Anh là Whitsun Reef), thuộc cụm Sinh Tồn nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các nhà phân tích tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tại Singapore cho hay, họ chưa từng thấy một chiến dịch nào của Trung Quốc ở quy mô như vậy trước đây.
“Sự cố ở Đá Ba Đầu là chưa từng có về quy mô cũng như đáng chú ý về thời gian: số lượng lớn nhất các tàu cá Trung Quốc tập trung bất cứ lúc nào tại một khu vực ở quần đảo Trường Sa và có mặt tại đó trong vài tuần”, Samir Puri và Greg Austin, hai nhà nghiên cứu cấp cao tại IISS viết trên blog của viện này vào tuần trước.
Philippines đã phản đối sự hiện diện này tới Bắc Kinh, gọi các tàu này là hiện diện áp đảo và đe doạ đồng thời yêu cầu các tàu Trung Quốc phải rời khu vực. Bắc Kinh đã phản đối và cho rằng các tàu này, có lúc lên tới 220 chiếc theo thông tin của chính phủ Philippines, neo đậu trong khu vực chỉ đơn giản là tránh thời tiết xấu. Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines thì thẳng thừng hơn khi tuyên bố: “Không có lực lượng dân quân biển như cáo buộc”.
Bất chấp sự phủ nhận của chính phủ Trung Quốc, giới chuyên gia phương Tây đã hiểu rõ về cái mà Lầu Năm Góc gọi là Lực lượng dân quân biển có vũ trang (PAFMM).
Carl Schuster, cựu giám đốc các chiến dịch tại Trung tâm tình báo chung thuộc Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ nói với CNN: “Lực lượng dân quân biển có vũ trang không đánh cá. Họ có vũ khí tự động trên tàu và thân tàu được gia cố, khiến cho đội quân này rất nguy hiểm ở cự ly gần. Ngoài ra, các tàu có tốc độ tối đa khoảng 21-24 hải lý/giờ, nhanh hơn 90% tàu đánh cá trên thế giới”.
Một số chuyên gia gọi lực lượng dân quân biển này là “Những người đàn ông xanh bé nhỏ”.
“Lực lượng dân quân biển này được Bắc Kinh dùng để áp đặt yêu sách chủ quyền với các quốc gia khác và đưa ra những tuyên bố trái pháp luật”, một báo cáo hồi tháng 12/2020 của những người đứng đầu lực lượng hải quân, thuỷ quân lục chiến và tuần duyên Mỹ cho biết.
“Lực lượng dân quân này là thành phần chủ chốt của lực lượng vũ trang Trung Quốc đồng thời là một phần của cái gọi là Hệ thống các lực lượng vũ trang của nhân dân”, Conor Kennedy và Andrew Erickson, hai chuyên gia hàng đầu của Mỹ về chủ đề này viết cho Trường cao đẳng chiến tranh hải quân năm 2017. Hai chuyên gia này cho biết thêm: “Đó là một lực lượng phát triển, được kiểm soát”.
Theo các chuyên gia phương Tây, khái niệm lực lượng dân quân biển hay lực lượng hải quân không chuyên cho phép Trung Quốc đưa ra các yêu sách về lãnh thổ mà không cần sự tham gia của quân đội.
Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng của RAND Corp năm ngoái viết: “Các hoạt động ở vùng xám được thiết kế để chiến thắng mà không cần chiến đấu bằng cách áp đảo đối thủ với hàng loạt tàu cá”.
Hoài Linh
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Philippines Teodoro Locsin về các hoạt động của tàu dân quân Trung Quốc ở Biển Đông.
" alt=""/>Sự thật về dân quân biển của Trung QuốcNapoli cũng xác định bán Victor Osimhen ở chuyển nhượnghè này, nhưng đến nay vẫn chưa có CLB nào đưa ra lời đề nghị chính thức, dù Chelsea, PSG hay một số đội bóng khác đều quan tâm.
Lý do, nằm ở điều khoản giải phóng hợp đồng ngất ngưởng 120 triệu euro của Osimhen và Napoli không có ý định để chân sút Nigeria đi dưới mức giá đó.
Chelsea mong có được Osimhen, trong lúc họ cũng biết Conte muốn kéo Romelu Lukaku theo chiều ngược lại. Và lãnh đạo đội bóng áo xanh muốn kết hợp điều này để triển khai thương vụ.
Theo chuyên gia chuyển nhượng Gianluca Di Marizo, HLV Conte không hài lòng với Napoli về việc thiếu động thái trên thị trường chuyển nhượng và dọa sẽ rời CLB.
Napoli đã ký hợp đồng với bộ đôi trung vệ Alessandro Buongiorno và Rafa Marin, trong khi Leonardo Spinazzola đến từ Roma theo dạng chuyển nhượng tự do. Tuy nhiên, Conte yêu cầu CLB phải mang về thêm 1 trung phong, 1 tiền vệ và 1 cầu thủ chạy cánh để có thể tăng cường sức mạnh cho đội.
“Conte đã ra tối hậu thư cho Napoli, hoặc mang về những vị trí đó trong những ngày tới, hoặc ông sẽ từ chức”.
Tối hậu thư của Conte với Napoli có thể là tin tốt cho Chelsea, bởi nhờ đó họ có thể đẩy được Lukaku đi (cầu thủ mà Conte rất thích), đồng thời tiến đến việc ký Osimhen, bao gồm cả khả năng đề nghị Napoli cho mượn.
Nhưng các nguồn tin cho hay thêm, vấn đề giờ đây không nằm ở Napoli mà là chính Osimhen, khi cầu thủ này không hứng thú với việc chuyển đến Chelsea. Chân sút 25 tuổi được cho cũng lựa chọn, hoặc rời CLB Serie A luôn, chứ không ra đi theo dạng cho mượn.
Theo kế hoạch, ngày 16/5, HLV Polking cùng CLB CAHN đến Bình Dương chuẩn bị cho trận làm khách tại vòng 19 Night Wolf V-League 2023/24. Ở trận đấu này, Giám đốc kỹ thuật Trần Tiến Đại là người được giao nhiệm vụ HLV tạm quyền dẫn dắt đội bóng ngành công an.
Như vậy, nhanh nhất cũng phải sang tuần sau HLV Polking và CLB CAHN ký hợp đồng. Chiến lược gia người Đức được Ban lãnh đạo đội bóng công an rất kỳ vọng sẽ làm tốt hơn người tiền nhiệm Kiatisuk.
Đây không phải là lần đầu tiên HLV Polking đến Việt Nam. Chiến lược gia sinh năm 1976 từng dẫn dắt CLB TP.HCM ở mùa giải 2021, sau đó làm HLV trưởng tuyển Thái Lan. Trước khi quyết định dẫn dắt CAHN, HLV 48 tuổi bày tỏ mong muốn được làm thuyền trưởng tuyển Việt Nam, nhưng VFF ký hợp đồng với HLV Kim Sang Sik của Hàn Quốc.